Hội hoa lan Sóc Sơn và những người bạn ghép lan lên thân cây cổ thụ tại quần thể di tích đền Sóc

Hưởng ứng đề án “trồng một tỷ cây xanh” của Chính phủ và chương trình đưa cây hoa lan về với những nơi di tích lịch sử, ngày 17/4/2022, hội hoa lan Sóc Sơn cùng với những người yêu lan cả nước tiếp tục phát động chương trình ghép lan lần 2 tại khu di tích Quốc gia đặc biệt Đền Sóc.

image 6483441 10 2
Cảnh quan thiên nhiên xanh mát tại quần thể di tích đền Sóc

Qua tìm hiểu được biết trong 2 năm (2021- 2022), hàng trăm giò lan với đa dạng về các loài đã được anh chị em cấy ghép trực tiếp trên các thân cây cổ thụ trong quần thể khu di tích tạo nên cảnh quan thiên nhiên xanh, đẹp cũng như bảo tồn những loài lan rừng

image 6483441 11 2
Những giò lan được ghép từ năm 2021 đến nay đã trổ hoa rực rỡ

Nhiều giò lan ghép năm trước đến nay đã bám chắc vào thân cây, nở hoa rực rỡ trước khiến du khách thập phương tới thăm quan ngỡ ngàng, ngưỡng mộ và thích thú.

Ông Son Hoang – Chủ tịch hội hoa lan Sóc Sơn – Hà Nội cho biết hội xây dựng kế hoạch ghép bổ sung, chăm sóc, chỉnh trang định kỳ để góp phần bảo tồn cây phong lan phát triển ở môi trường tự nhiên, thu hút được sự quan tâm của du khách về hành lễ, tham quan du lịch nơi di tích Quốc gia đặc biệt này.

image 6483441 9 3

image 6483441 8 3

Quần thể di tích Đền Sóc trải từ chân núi lên đến đỉnh núi Vệ Linh, nằm trong địa bàn thôn Vệ Linh, xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn.  Nơi đây có đền thờ Thánh Gióng, một vị Thánh trong tứ bất tử của tín ngưỡng dân gian Việt Nam.

Khu di tích nằm cách thủ đô Hà Nội 40km về phía Tây Bắc, Sóc Sơn là vùng đất gắn liền với truyền thuyết về cậu bé Gióng huyền thoại, lên ba tuổi mà vẫn chưa biết nói biết cười rồi bỗng vụt lớn thành tráng sỹ đánh đuổi giặc bảo vệ quê hương làng xóm. Tương truyền, chân núi Sóc là nơi Thánh Gióng sau khi đánh đuổi quân xâm lược khỏi bờ cõi nước  Nam, đã để lại áo giáp sắt ở lưng chừng núi trước khi bay về trời.

den soc son 2
Đền Sóc được Chính phủ công nhận xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt

Hội đền Sóc được tổ chức từ ngày mùng 6 – 7 tháng Giêng (kỷ niệm ngày hoá của Thánh Gióng) ẩn chứa nhiều giá trị văn hóa đa diện, độc đáo, tiêu biểu của dân tộc là sự tồn tại của nhiều lớp văn hoá – tín ngưỡng được gìn giữ và lưu truyền đến ngày nay. Đó là tín ngưỡng thờ các hiện tượng tự nhiên – dấu chân ông Đổng – vị thần sấm sét, mưa dông, tín ngưỡng thờ thần mặt trời, tín ngưỡng phồn thực, tín ngưỡng thờ cây đá – một tín ngưỡng cổ xưa của người Việt…  Năm 2010, UNESCO đã vinh danh Hội Gióng là Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại.

Với những giá trị văn hóa, lịch sử đặc biệt như vậy, ngày 31/12/2014 di tích kiến trúc nghệ thuật Đền Sóc đã được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *